HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

14/09/2021 2344 lượt xem

Bản vẽ thiết kế nhà là một loại ngôn ngữ đặc biệt của người kiến trúc sư/kỹ sư, đó chính là “ngôn ngữ hình vẽ”, thứ ngôn ngữ không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là ngôn ngữ trên phạm vi toàn cầu.

Một ngôi nhà có thi công đúng ý tưởng của các kiến trúc sư/kỹ sư hay không là phụ thuộc vào cách đọc bản vẽ thiết kế nhà có đúng hay không.

Vì vậy để thi công xây dựng đúng ý đồ thiết kế của các kiến trúc sư/kỹ sư, đội ngũ PC home chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản, dễ hiểu nhất mà bất cứ gia chủ nào cũng có thể nắm vững.

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sẽ giúp gia chủ hiểu được những điều kiến trúc sư/kỹ sư muốn diễn đạt trong bộ hồ sơ thiết kế đồng thời có thể trao đổi với kiến trúc sư/kỹ sư để đảm bảo hài lòng với ngôi nhà tương lai của gia đình mình.

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà là hướng dẫn quan trọng mà các kiến trúc sư/kỹ sư PC home muốn chia sẻ với khách hàng.

 

1. Khái niệm cơ bản trong bản vẽ thiết kế nhà.

Trước khi biết Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà bạn phải hiểu được khái niệm bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ thiết kế nhà là bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài, bố cục bên trong và thể hiện các kết quả tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận nhà từ móng cho đến mái như móng nhà, nền nhà, các cột, tường, dầm, sàn, cầu thang, các loại cửa, mái nhà,… Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được ngôi nhà.

Trong bản vẽ thiết kế nhà phải lưu ý tới các loại hình biểu diễn là mặt bằng các tầng, mặt đứng và hình cắt của ngôi nhà. Ngoài ra để tăng tính trực quan và thẩm mỹ của bản vẽ, chúng tôi còn có các hình vẽ phối cảnh của nhà giúp gia chủ dễ hình dung căn nhà tương lai của gia đình mình.

Để thuận tiện hơn trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, các hồ sơ thiết kế của công ty PC Home được sắp xếp theo trình tự sau:

  • Bản vẽ kiến trúc (thường ký hiệu KT): thể hiện hình dáng bên ngoài và cách sắp xếp các tầng các tầng, cách bố cục các phòng trong từng không gian nhà. Đôi khi bản vẽ kiến trúc còn thể hiện cả việc bố trí nội thất bên trong ngôi nhà.
  • Bản vẽ kết cấu (ký hiệu KC): thể hiện kết quả tính toán khả năng chịu lực của các bộ phận chủ yếu của nhà như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang,…
  • Các bản vẽ thể hiện hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc trong ngôi nhà.

 

2. Các quy định chung trong bản vẽ thiết kế nhà

2.1. Quy định khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kế nhà

Khung bản vẽ là một hình chữ nhật dùng giới hạn phần giấy để vẽ hình, vẽ bằng nét liền đậm, cách mép tờ giấy sau khi xén 10mm (đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm (đối với khổ giấy A2,A3,A4). Đối với các hồ sơ thiết kế của công ty PC Home thì các bản vẽ đóng thành tập thì cạnh trái của khung bản vẽ cách mép tờ giấy vẽ 25mm.

Khung tên thì được quy định vẽ bằng nét đậm và luôn đặt ở góc phía dưới, bên phải của bản vẽ, sát với khung bản vẽ. Tờ giấy có thể đặt ngang hoặc đứng và hướng đọc của khung tên phải trùng với hướng đọc của bản vẽ. Khung tên bản vẽ của công ty PC Home được đặt ở góc bên phải của trang giấy nằm ngang. Nội dung ở khung tên gồm các thông tin sau:

  • Thông tin tên chủ đầu tư
  • Tên nhà xây dựng
  • Địa điểm
  • Thông tin đơn vị thiết kế.
  • Giai đoạn thực hiện
  • Hạng mục thực hiện (kiến trúc, kết cấu hay điện nước)
  • Tên bản vẽ
  • Tỷ lệ bản vẽ
  • Ký hiệu và số thứ tự bản vẽ

 

2.2. Tỷ lệ trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà

Điểm cơ bản đầu tiên để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng thì phải biết được tỷ lệ là bao nhiêu.

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà lựa chọn một trong các tỷ lệ: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000.

Để thống nhất trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, các kiến trúc sư/kỹ sư PC Home đã lựa chọn tỷ lệ bản vẽ là 1:100 trong tất cả các hồ sơ thiết kế biệt thự sân vườn, biệt thự hiện đại/cổ điển hay nhà phố hiện đại.

 

2.3. Quy định về nét vẽ trong bản vẽ thiết kế nhà

Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà chính xác phải biết được ký hiệu của từng loại nét vẽ khác nhau trên bản vẽ.

Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)
  • Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
  • Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
  • Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)
  • Nét liền mảnh (đường kích thước)
  •  

2.4. Quy định ghi kích thước trong bản vẽ thiết kế nhà

Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng chuẩn, chúng tôi chia sẻ với quý vị một số quy định chung về cách ghi kích thước trên bản vẽ:

  • Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn
  • Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước

Trong bản vẽ thiết kế nhà thì một kích thước nói chung có 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Các kiến trúc sư/kỹ sư khi biểu diễn một kích thước trên bản vẽ cần thực hiện theo thứ tự sau: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước sau đó mới ghi con số kích thước.

 

3. Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng

Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng đắn nhất bạn phải nắm rõ các ký hiệu trong từng bản vẽ. Vì vậy chúng tôi giới thiệu với các bạn một số ký hiệu thông dụng trong hồ sơ thiết kế nhà.

4. Trình tự đọc bản vẽ thiết kế nhà

Khi nhận được hồ sơ thiết kế nhà của gia đình mình, không ít gia chủ băn khoăn về Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sao cho đúng và chính xác nhất, để tránh những sai sót trong quá trình thi công xây dựng. Vì vậy kiến trúc sư/kỹ sư PC Home hướng dẫn các bạn trình tự đọc bản vẽ thiết kế nhà ở như sau:

  • Trước tiên khi nhận được bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh của công ty PC Home, các bạn cần đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước tiên. Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng để biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong nhà với nhau và với không gian cảnh quan xung quanh. Đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản hơn nếu bạn đọc lần lượt các bản vẽ mặt bằng, nếu là biệt thự cao tầng thì đọc bản vẽ mặt bằng tầng 1 rồi tới tầng 2, …, để xem bố trí các khu chức năng bên trong nhà như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng thờ, khu hành lang, cầu thang, cửa chính, cửa phụ,…
  • Tiếp theo bạn nên đọc các bản vẽ phối cảnh để có thể dễ dàng hình dung về tổng thể nhà của gia đình mình trong tương lai.
  • Bước thứ ba là đọc bản vẽ mặt đứng để có thể sơ bộ tưởng tượng ra hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình
  • Tiếp theo Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà là đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong nhà mình.
  • Cuối cùng không thể thiếu trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đó là bản vẽ kết cấu. Bạn nên lưu ý các thông số của một số bộ phận chủ yếu trong nhà như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hành lang, các loại cửa, bậc cửa,…

 

5. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà: bản vẽ mặt bằng

Các kiến trúc sư/kỹ sư PC Home hướng dẫn quý bạn Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản, dễ hiểu nhất. Trong bộ hồ sơ thiết kế thì bản vẽ đầu tiên là bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng. Mặt bằng nhà chính là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang và cách mặt sàn khoảng 1,5m. Mục đích của mặt bằng nhà thể hiện bố trí các khoảng không gian chức năng như phòng ngủ, khách, bếp, sinh hoạt chung, vệ sinh, tường vách, cửa đi, cửa sổ, hành lang, cầu thang, ban công, sảnh,… 

Đối với các nhà cao tầng thì mỗi tầng có một bản vẽ mặt bằng riêng vì vậy bạn cần phải có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà cho lần lượt từng bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng nội thất tầng 1, tầng 2,…

Đối với các bản vẽ mặt bằng thường có tỷ lệ 1:50, 1:100. Riêng các bản vẽ của công ty PC Home đều có tỷ lệ 1:100. Để thể hiện đường bao quanh của tường, cột và vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua thì sẽ dùng nét liền đậm trên mặt bằng có s=0.6-0.8mm. Dùng nét liền mảnh (s/2-s/3) để vẽ đường bao của các bộ phận nằm dưới mặt phẳng cắt như bậu cửa sổ và để vẽ các thiết bị đồ đạc trong nhà. 

Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng bạn cần lưu ý xung quanh mặt bằng thường có dãy kích thước sau:

  • Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa
  • Dãy thứ 2 ghi kích thước khoảng cách các trục tường, trục cột,…
  • Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay ngang ngôi nhà

Lưu ý để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà chính xác là bên trong mặt bằng có ghi:

  • Kích thước chiều dài, chiều rộng thông thủy mỗi phòng
  • Các kích thước để xác định vị trí và chiều rộng các lỗ cửa nằm trên các tường hoặc vách ngăn trong nhà, chiều rộng các cánh thang,…
  • Kích thước và chiều dày các tường, vách ngăn, kích thước mặt cắt các cột
  • Kích thước ghi diện tích từng phòng dùng đơn vị diện tích là m2 nhưng không ghi đơn vị sau con số kích thước và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích

Trên mặt bằng có ký hiệu quy ước các đồ đạc nội thất và thiết bị vệ sinh như giường, bàn, ghế phòng khách, tủ, đi văng, chậu rửa, hố xí, bồn tắm,…

Ngoài ra cần lưu ý tới bộ phận cầu thang để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà chính xác. Trên mặt bằng cầu thang có chỉ hướng đi lên bằng một đường gấp khúc. Đường này có một chấm ghi ở bậc đầu tiên ở tầng dưới và tận cùng bằng mũi tên chỉ bậc thang cuối cùng của tầng trên. Dùng đường gạch chéo để thể hiện cánh thang bị mặt phẳng cắt đi qua. Trên mặt bằng tầng một và tầng trung gian cánh thang thứ nhất bị cắt. Ở mặt bằng tầng trên cũng không có cánh thang nào bị cắt.

Đối với những biệt thự mái thái đẹp hay những nhà cao tầng mái bằng hiện đại thì công ty chúng tôi có thiết kế mặt bằng của cả mái, sàn và trần nhà để thể hiện các trang trí kiến trúc.

Đối với các nhà nhỏ, có hình khối đơn giản thì chỉ cần bản vẽ mặt bằng và mặt đứng là đủ. Nhưng đối với các nhà lớn có cơ cấu phức tạp, ngoài mặt bằng và mặt đứng cần có thêm các bản vẽ mặt cắt. Vì vậy trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản bằng cách đọc lần lượt từng bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

 

6. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà: bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Đối với các nhà kiến trúc thì mặt đứng là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà. Do đó trong Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà bạn cần lưu ý tới bố trí của cửa đi, cửa sổ, ban công, mỹ thuật đường nét của ngôi nhà.

Mặt đứng của nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, nó có thể là hình từ trước, từ sau, từ phải hoặc từ trái. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà…

Thông thường bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại được vẽ kỹ hơn. Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng cần lưu ý mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại được vẽ bằng tỷ lệ lớn hơn so với các mặt đứng khác và được gọi là mặt đứng chính. Đối với nhà biệt lập có thể vẽ mặt đứng từ nhiều phía của căn nhà.

Trên mặt đứng không cần ghi kích thước, nếu cần thiết có thể vẽ và ghi tên các trục tường biên phù hợp với các trục ghi trên mặt bằng. Ngoài ra nếu mặt đứng vẽ trên tờ giấy khác với tờ giấy có vẽ mặt bằng thì người ta phân biệt các mặt đứng bằng cách ghi thêm các chữ hoặc chữ số tương ứng với các trục tường của mặt bằng. Những chữ và chữ số này cho ta biết hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ. Ví dụ mặt đứng trục (chữ) A-.. là hướng nhìn vào mặt tiền của ngôi nhà, thì hướng trục ..-A là hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà; mặt đứng trục (số) ..-1 là hướng nhìn vào phía bên phải ngôi nhà, và mặt đứng trục 1-.. là hướng nhìn vào phía bên trái ngôi nhà. Đây là những điểm cần chú ý để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản, chính xác.

Khi nhận được hồ sơ kiến trúc nhà của công ty chúng tôi, để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng bạn cần lưu tâm rằng mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/3-s/2) và chỉ thể hiện các bộ phận trông thấy được của nhà như các bậc thềm, cửa ra vào, cửa sổ, bồn hoa, ban công, tấm chống hắt, mái… Riêng đường mặt đất vẽ bằng nét liền đậm. Khi thiết kế kỹ thuật trên mặt đứng có ghi kích thước chiều ngang và chiều cao của ngôi nhà, đánh dấu các trục tường, trục cột.

 

7. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà: Bản vẽ mặt cắt

Hình cắt nhà là các hình cắt thu được khi dùng một hay nhiều mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của nhà từ tầng một đến tầng thượng.

Nếu mặt phẳng cắt bố trí dọc theo chiều dài nhà thì ta có hình cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang nhà thì ta có hình cắt ngang. Vị trí của mặt phẳng cắt được đánh dấu trên mặt bằng tầng một bằng nét cắt kèm tên gọi bằng chữ in hoa. Để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng bạn cần chú ý các chữ in hoa để biết đang xem bản vẽ mặt cắt nào.

  • Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Nó cho ta biết chiều cao các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước của tường, vì kèo, mái, móng, sàn, cầu thang… vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng. Vì vậy, mặt phẳng cắt phải cắt qua những chỗ đặc biệt cần thể hiện (qua giữa một cánh thang, quă cửa ra vào, dọc theo hành lang…). Không được để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, trục cột hoặc khoảng hở giữa hai cánh thang…
  • Tùy theo mức độ phức tạp của nhà mà hình cắt có thể vẽ theo tỷ lệ của mặt bằng hoặc tỷ lệ lớn hơn
  • Đường nét trên hình cắt cũng được quy định như trên mặt bằng
  • Độ cao của nền nhà tầng 1 quy ước lấy bằng 0,00. Độ cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm. Đơn vị độ cao là mét và không cần ghi sau con số chỉ độ cao. Con số kích thước ghi trên các giá nằm ngang. Bạn cần chú ý tới đơn vị để có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng và hiểu rõ chính xác đúng ý đồ của các kiến trúc sư/kỹ sư.

 

8. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà: Bản vẽ phối cảnh

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn nổi, được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm và thường dùng các bản vẽ xây dựng để mô tả các đối tượng có kích thước khá hơn như nhà cửa, cầu đường, nhà thủy lợi,…

Hình chiếu phối cảnh thường vẽ kèm với hình chiếu thẳng góc, nó cho ta hình ảnh của nhà giống như khi ta quan sát trong thực tế, giúp cho bạn có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà dễ dàng hình dung ra nhà đó.

Hình chiếu phối cảnh của nhà giúp khách hàng và người thi công có thể nhìn thấy nhà xây dựng trong tương lai.

Hiện nay công nghệ tin học phát triển cho phép các kiến trúc sư/kỹ sư dựng hình phối cảnh giống như một bức ảnh chụp nhà tương lai của gia đình mình.

 

9. Cách đọc bản vẽ kết cấu nhà

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà phần kết cấu đúng cần lưu ý tới nét vẽ dùng trên bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép:

  • Cốt chịu lực vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s)
  • Cốt phân bố, cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s)
  • Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh (3s)

Để thấy rõ cách bố trí cốt thép, ngoài hình chiếu chính người ta dùng các mặt cắt ở vị trí khác nhau, sao cho mỗi thanh cốt thép được thể hiện trên đó ít nhất một lần. Trên mặt cắt không ghi ký hiệu vật liệu.

Trên hình biểu diễn chính và trên các mặt cắt, các thanh thép đều được ghi số ký hiệu và chú thích như hình vẽ chúng tôi chia sẻ với bạn. Số ký hiệu được ghi trong vòng tròn đường từ 7-10mm. Số ký hiệu trên hình biểu diễn chính, hình cắt, hình khai triển cốt thép và bảng kê vật liệu phải như nhau. Việc ghi chú kèm với số ký hiệu cốt thép được quy định rõ ràng thống nhất để khách hàng có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng:

  • Con số ghi trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép. Nếu chỉ dùng một thanh thì không cần ghi
  • Ở dưới đoạn đường dóng nằm ngang, con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có. Con số đứng sau chữ a chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.
  • Chỉ cần ghi đầy đủ đường kính, chiều dài…của thanh thép tại hình biểu diễn nào gặp thanh cốt thép đó lần đầu tiên. Các lần sau gặp lại, những thanh cốt thép đó chỉ cần ghi số ký hiệu mà thôi.

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà phần kết cấu bê tông cốt thép như sau:

  • Trước tiên phải xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính. Căn cứ vào số hiệu của thanh thép, tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép ở các đoạn khác nhau của kết cấu. Muốn biết chi tiết thì xem thêm hình khai triển của cốt thép, hay hình dạng của cốt thép trong bảng kê.
  • Các mặt cắt nên bố trí gần hình chiếu chính. Nếu mặt cắt vẽ theo một tỉ lệ khác với tỉ lệ của hình chiếu chính thì cần ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó. Thường bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100. Các bản vẽ kết cấu của công ty PC Home thường vẽ theo tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 so với kích thước thực tế.

 

------------------------------------------------------------------------------------------

 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản và dễ hiểu. Đây là các thông tin quan trọng để khách hàng có thể hình dung và giám sát thi công chính xác để xây những nhà trong mơ của gia đình mình.

Khi có Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng thì sẽ tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình thi công xây dựng.

Nếu còn có thắc mắc về Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, bạn có thể liên hệ trực tiếp với số Hotline 0973.099.123 - 0961.751.752 để được tư vấn trực tiếp nhé.

Tags:
Bình luận
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin liên lạc. Số điện thoại của quý khách sẽ không hiển thị công khai.
Top
0973 099 123